Lý do Vật_nuôi_bị_bỏ_rơi

Việc bỏ rơi vật nuôi thường xảy ra khi một người chủ sở hữu chết, khi một con vật nuôi trở nên gây rối hoặc phát triển quá lớn và không còn dễ thương như trước, hoặc nếu vật nuôi bị bắt bốc đồng. Trong lịch sử, Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010 đã dẫn đến một số vật nuôi bị bỏ rơi vì lý do kinh tế. Điển hình của nhóm này là vật nuôi bị bỏ lại khi nhà của chủ sở hữu bị tịch biên. Những động vật này có thể bị để lại một mình trên tòa nhà hoặc thả tại một nơi trú ẩn động vật. Chúng thường được phát hiện sau quá trình tịch biên nhà, khi người môi giới hoặc nhân viên ngân hàng vào nhà. Những con động vật đủ may mắn để sống sót cho đến khi chúng được phát hiện thường ở trong tình trạng kém do thiếu nguồn lực như thức ăn và nước uống vì không ai chu cấp cho chúng.

Các quốc gia có những quy định pháp luật khác nhau về việc động vật bị bỏ rơi, nhưng nói chung, động vật bị bỏ rơi là sự việc xảy ra khi chính chủ hoặc người bảo hộ chăm sóc để chúng tại nơi công cộng hoặc nơi nào đó mà không hề có xu hướng mang chúng trở về hoặc cắt giảm nguồn chi phí chăm sóc chúng, ở Singapore, nếu đem bỏ rơi con vật sẽ bị phạt đến 12 tháng tù giam, hoặc 10.000 SGD (hơn 160 triệu đồng) hoặc cả hai[3]. Vật nuôi bị bỏ rơi do thiếu thực phẩm ở Venezuela khi phải trải qua nhiều năm suy thoái kinh tế liên tiếp với tỷ lệ lạm phát ba con số, cuộc sống chật vật, thiếu hụt trầm trọng lương thực và thuốc men khiến nhiều gia đình ở nước này buộc phải bỏ rơi vật nuôi của họ và phó mặc số phận của chúng[7].

Việt Nam, dù có nhiều văn bản nhưng việc thực thi pháp luật trong công tác bảo vệ và cứu hộ động vật rất khó khăn. Nhiều cơ quan chức năng rất lúng túng khi xử lý những động vật nhập lậu còn sống còn các hội, nhóm cứu hộ động vật chưa có tư cách pháp nhân, kinh phí còn hạn chế[2]. Các tổ chức bảo vệ động vật tại châu Á đang cảnh báo một kết cục không thể tránh khỏi đối với loài thỏ, người ta thả chúng trong công viên hay khu bảo tồn, nơi những con thỏ tội nghiệp chết dần chết mòn trong đau đớn vì chúng không có khả năng sống sót trong môi trường hoang dã[3], thỏ cưng là loài rất yếu đuối và khó có thể tự sống sót được, nếu chúng được nuôi chăm sóc rồi bị thả ra đường thì cơ hội tồn tại gần như là không[5] chưa hết, bị chủ bỏ rơi không phải là mối nguy lớn nhất đối với thỏ ở châu Á, bởi chúng vẫn còn cơ hội sống sót nhưng rơi vào tay các nhà hàng làm thịt thỏ mới là mối hiểm họa đáng sợ[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vật_nuôi_bị_bỏ_rơi http://abandoned-pets.foreclosuredeals.com/ http://www.aspca.org/pressroom/press-releases/0128... http://www.dailymail.co.uk/news/article-5556373/Ne... http://m.thvl.vn/?p=706664 https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/noi-lo-cho-... https://web.archive.org/web/20130227053806/http://... https://web.archive.org/web/20160304000320/http://... https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/keu-goi-nhan... https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-quoc-te/trung-q... https://thanhnien.vn/doi-song/noi-niem-nam-tho-416...